2. Chẳng có quá nhiều nước mắt trong ngày Sài Gòn FC xuống hạng, trên sân chỉ BHL, các cầu thủ ôm nỗi buồn cùng nhau mà thôi.
Số khán giả ít ỏi đến sân chia sẻ cùng thầy trò HLV Phùng Thanh Phương chẳng mấy người trách móc hay quá buồn bã, vì kết cục buồn này rồi cũng phải tới sau những “binh biến” ở Sài Gòn FC thời gian gần đây.
Không buồn nhưng chẳng có nghĩa không đau, bởi thực tế từ lúc lên chơi ở V-League, Sài Gòn FC mang rất nhiều hy vọng cho người hâm mộ ở đây với cách làm căn cơ, có thành tích…
Nhưng rồi sau khi chuyển giao, ngoài một mùa giải khó đoán vì dịch Covid-19 giúp Sài Gòn FC có tấm HCĐ V-League 2020, những gì nhìn thấy ở đây là bất ổn, nhiều xáo trộn nên điều gì phải đến cũng đến.
3. Sài Gòn FC xuống hạng, đứng trước nguy cơ giải thể rất cao chắc chắn không phải lỗi của thầy trò HLV Phùng Thanh Phương. Ít nhiều trước khi rơi vào bi kịch, đội bóng này chơi còn tốt hơn cả Hà Tĩnh, CLB TP.HCM – một cái tên khác của bóng đá Sài thành vừa trụ hạng.
Thế nên, lỗi suy cho cùng vẫn thuộc về lãnh đạo đội bóng này từ những người cũ đến cả nhóm ông chủ mới vừa nhận đội cách đây vài tháng. Tất cả đều đến Sài Gòn FC sâu xa vẫn là lợi ích bên ngoài hơn là tình yêu với bóng đá.
“Làm bóng đá đến hơi thở cuối cùng” hay những lời hứa về số tiền thưởng thắng trận, trụ hạng… chỉ lời nói gió bay. Người quyết đưa bóng đá Sài Gòn đi lên với tuyên bố hùng hồn thì đã “tháo chạy”, tiền thưởng cho tới khi cầm vé xuống hạng lúc này cũng chẳng biết hỏi ai để đòi, dù lời hứa vẫn còn nguyên vẹn.
Người Sài thành hay TP.HCM thực ra chẳng mấy bận tâm đến số phận một đội bóng bởi ở đây nhiều năm qua vẫn thỉnh thoảng chứng kiến vài cái tên hay số phận tương tự như Sài Gòn FC.
Chỉ có điều tất cả đều không thích “xạo” hay nôm na “chém gió cho vui”. Nhưng thật tiếc sau vài năm một lần nữa lại nhận quả đắng với những lời nói dối cho một tình yêu nhân danh bóng đá Sài thành.
Đau mới là đây, còn xuống hạng có nghĩa lý gì đâu!
" alt=""/>Sài Gòn FC xuống hạng: Lời nói dối của một cuộc tìnhTrận thua Crystal Palace 1-3 ngay trên sân nhà Old Trafford đã phơi bày những khó khăn nơi hàng thủ MU, nên Ole Gunnar Solskjaer gây áp lực để lấy trung vệ mới.
![]() |
MU quyết mua Gimenez |
Mục tiêu của Solskjaer là Jose Gimenez, cầu thủ mà MU quan tâm từ lâu.
Gimenez không còn thoải mái ở Atletico, sau khi mất vị trí đá chính mùa giải trước.
MU đang lợi dụng điều này để đàm phán chuyển nhượng. Quỷ đỏ muốn biến trung vệ người Uruguay thành thủ lĩnh hàng phòng ngự trong tương lai.
Gimenez có lối đá hiện đại, cũng như tham gia tấn công rất tốt. Anh thi đấu linh hoạt giữa các hệ thống chiến thuật khác nhau.
Theo Fichajes Futbol, MU đang xem xét nâng cao đề nghị chuyển nhượng lên mức 70 triệu bảng. Trước đó, Atletico từng từ chối số tiền 65 triệu bảng từ Man City.
Solskjaer kỳ vọng nâng cao sức mạnh cho MU với cặp trung vệ Gimenez - Harry Maguire, để đua Premier League và Champions League.
Inter xong thương vụ Vidal
Inter đã đạt được các thỏa thuận với Barcelona cũng như cá nhân Arturo Vidal, chuẩn bị công bố hợp đồng chính thức.
![]() |
Inter xong thỏa thuận Arturo Vidal, chờ kiểm tra y tế |
Arturo Vidal bị HLV Ronald Koeman gạt khỏi trận đấu giao hữu Cúp Joan Gamper (Barca thắng 1-0, Antoine Griezmann ghi bàn).
Cầu thủ người Chile tranh thủ thời gian này để hoàn tất quá trình đàm phán sang trở lại sân chơi Serie A.
Hôm nay (20/09), Vidal bay từ Barcelona sang Milano. Cuộc kiểm tra y tế sẽ được tiến hành trong ngày mai, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng.
Vidal có cơ hội tái ngộ Antonio Conte. Họ cùng làm việc với nhau ở Juventus, giai đoạn 2011-2014. Đây cũng là giai đoạn thi đấu bùng nổ nhất của anh.
Inter và Vidal đồng ý bản hợp đồng 2 năm, có thời hạn đến tháng 6/2022.
Kim Ngọc
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 20Năm 2021, trong báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 và Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017, Sở GD-ĐT TP.HCM một lần nữa kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc thù. Bộ GD-ĐT giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT.
Mới đây nhất, trong dự thảo Báo cáo công tác phát triển giáo dục đào tạo TP.HCM giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 của ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT gửi Thường trực UBND thành phố, Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT giao UBND TP.HCM chịu trách nhiệm toàn diện chỉ đạo thực hiện tất cả các khâu tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương. Đề thi do các Sở GD-ĐT tự xây dựng theo quy định của quy chế thi và bảo đảm đúng cấu trúc, định dạng đề thi do Bộ GD-ĐT ban hành. Dự kiến đề xuất này sẽ được đề đạt trong cuộc làm việc với Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vào hôm nay (25/2).
Có được không?
Tự chủ trong tốt nghiệp THPT được đưa ra bàn luận nhiều nhất 2 năm vừa qua khi dịch Covid-19 căng thẳng. Lúc đó TS Luật học Nguyễn Ngọc Sơn lý giải rằng Luật Giáo dục năm 2015 và Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định rất rõ đối với chương trình THPT, dự thi đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp. Nhưng Luật không quy định tổ chức thi dưới hình thức nào hay cụ thể như thi tập trung, địa phương, từng trường tổ chức.
Chia sẻ với VietNamNet, một chuyên gia giáo dục ở TP.HCM, cho rằng TP.HCM đề xuất tự chịu trách nhiệm toàn diện chỉ đạo thực hiện tất cả các khâu tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, ra đề thi là đúng luật nhưng điều lo là đầu vào ĐH không đồng đều nếu mỗi tỉnh đều tự ra đề. Việc này cũng không đánh giá năng lực của học sinh trong cả nước để so sánh, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo ông nếu học sinh TP.HCM học theo chương trình riêng biệt thì việc tự chịu trách nhiệm thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, ra đề thi tốt nghiệp là đúng, nhưng vấn đề hiện nay là chương trình giáo dục phổ thông thì chung cho cả nước. Nếu bây giờ địa phương nào cũng tự ra đề thi tốt nghiệp sẽ nảy ra sinh các vấn đề tiêu cực như lò luyện thi, đề thi chênh lệch, không khách quan… Trong khi đó, trình độ học sinh TP.HCM so với các địa phương khác chỉ có môn Tiếng Anh là tốt hơn.
Lê Huyền